Bài viết mới
Video mới
Câu hỏi và bài tập lớp 11
3
 
 
 
 
 
 
MỘT SỐ ĐỀ KIỂM TRA                   HÓA HỌC LỚP 11
(ĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ THƯỜNG                       XUYÊN VÀ ĐỊNH KÌ MÔN HÓA HỌC LỚP 11)
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
PHẦN MỘT. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁPHẦN HAI. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
Chương 1. SỰ ĐIỆN LI
I. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM ((1) Kiến thức trọng tâm và kĩ năng cần đạt được của chương trình chuẩn được viết bằng chữ in đứng. Kiến thức bổ sung cho chương trình nâng cao được viết bằng chữ in nghiêng.1)
1. Sự điện li
Kiến thức
Biết được :  Khái niệm về sự điện li, chất điện li, chất điện li mạnh, chất điện li yếu, cân bằng điện li.
Kĩ năng
- Quan sát thí nghiệm, rút ra được kết luận về tính dẫn điện của dung dịch chất điện li.
- Phân biệt được chất điện li, chất không điện li, chất điện li mạnh, chất điện li yếu.
- Viết được phương trình điện li của chất điện li mạnh, chất điện li yếu.
– Hằng số điện li và độ điện li.
2. Axit, bazơ, muối
Kiến thức
Biết được : 
- Định nghĩa : axit, bazơ, hiđroxit lưỡng tính và muối theo thuyết A–rê–ni–ut.
- Định nghĩa : axit, bazơ, hiđroxit lưỡng tính và muối theo thuyết Bron–stêt.
- Axit một nấc, axit nhiều nấc, muối trung hoà, muối axit.
– Hằng số axit, hằng số bazơ.
Kĩ năng
- Phân tích một số thí dụ về axit, bazơ, muối cụ thể, rút ra định nghĩa.
- Nhận biết được một chất cụ thể là axit, bazơ, muối, hiđroxit lưỡng tính, muối trung hoà, muối axit theo định nghĩa.
- Viết được phương trình điện li của các axit, bazơ, muối, hiđroxit lưỡng tính cụ thể.
- Tính nồng độ mol ion trong dung dịch chất điện li mạnh.
3. Sự địện li của nước. pH. Chất chỉ thị axit-bazơ
Kiến thức
Biết được : 
- Tích số ion của nước, ý nghĩa tích số ion của nước.
- Khái niệm về pH, định nghĩa môi trường axit, môi trường trung tính và môi trường kiềm.
- Chất chỉ thị axit - bazơ : Quỳ tím, phenolphtalein và giấy chỉ thị vạn năng.
Kĩ năng
- Tính pH của dung dịch axit mạnh, bazơ mạnh.  
- Xác định được môi trường của dung dịch bằng cách sử dụng giấy chỉ thị vạn năng, giấy quỳ tím hoặc dung dịch phenolphtalein.
4. Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li
Kiến thức
Hiểu được :
- Bản chất của phản ứng xảy ra trong dung dịch các chất điện li là phản ứng giữa các ion.
- Để xảy ra phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li phải có ít nhất một trong các điều kiện : 
+ Tạo thành chất kết tủa.
+ Tạo thành chất điện li yếu.
+ Tạo thành chất khí.
– Phản ứng thuỷ phân của muối. Môi trường của dd muối.
Kĩ năng
- Quan sát hiện tượng thí nghiệm để biết có phản ứng hoá học xảy ra.
- Dự đoán kết quả phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li.
- Viết được phương trình ion đầy đủ và rút gọn.
- Tính khối lượng kết tủa hoặc thể tích khí sau phản ứng ; Tính thành phần phần trăm về khối lượng các chất trong hỗn hợp ; Tính nồng độ mol ion thu được sau phản ứng.
II. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP 
II.1.Chất điện li và sự điện li
1. Thế nào là chất điện li, chất điện li mạnh, chất điện li yếu ? Cho ví dụ.
2. Cho các chất : CO2, HCl, KOH, C2H5OH, H2O, CaCO3, Al(OH)3, H2CO3, HF, C6H6, CH3COOH, CaO, SiO2.
Xếp các chất trên vào 3 cột tương ứng
 
Chất không điện li Chất điện li mạnh Chất điện li yếu
 
 
3. Viết phương trình điện li của các chất sau : HCl, HClO, H2CO3, H3PO4, Ba(OH)2, NH3, Al2(SO4)3, Na2CO3, KClO3, (NH4)2SO4.
4. Vai trò của nước trong quá trình điện li của chất điện li ?
5. Một dung dịch chứa a mol Na+, b mol Ca2+, c mol  và d mol . Tìm mối liên hệ giữa a, b, c, d.
6. Trộn 300 ml dd CaCl2 0,1M với 200 ml dd NaCl 0,2M. Tính nồng độ mỗi ion trong dd sau khi trộn.
7. Tính thể tích dd Ba(OH)2 0,5M có chứa số mol OH– bằng số mol OH– có trong 200 gam dd NaOH 2%.
8. Tính nồng độ ion H+ trong dd HNO3 12,6%, D= 1,12 g/ml.
9. Dung dịch CH3COOH 1M có độ điện li ỏ=1,42%. Tính nồng độ mol ion H+ trong dd đó.
10. Dung dịch HClO 0,2M có nồng độ H+ bằng 0,008M. Tính độ điện li ỏ của HClO trong dd.
11. Dung dịch A có chứa 0,4 mol Ca2+, 0,5 mol Ba2+ và x mol Cl–. Tính x ?
12. Một dd chứa 0,2 mol Fe2+, 0,12 mol Al3+, x mol Cl–, y mol . Cô cạn dd được 45,92 gam rắn khan. Tính x, y.
13. Để tăng độ điện li của axit axetic có thể dùng cách nào sau đây ? 
A. Pha loãng dd axit.
B. Cho vào dd một ít dd HCl.
C. Cho vào dd một ít NaCl
D. Cho vào dd một ít Na2O. 
Giải thích.
II. 2. Axit, bazơ, muối
1. Theo thuyết A–rê–ni–ut, thế nào là axit, bazơ ?
2. Theo thuyết Bron–stêt, thế nào là axit, bazơ, chất lưỡng tính, chất trung tính ?
3. Thế nào là hiđroxit lưỡng tính ? cho ví dụ.
4. Thế nào là axit một nấc, axit nhiều nấc, bazơ một nấc, bazơ nhiều nấc ?
5. Muối là gì ? Thế nào là muối trung hoà, muối axit ? cho ví dụ.
6. Viết biểu thức hằng số axit, hằng số bazơ của các axit, bazơ sau :
– Axit : CH3COOH, HF, NH4+.
– Bazơ : NH3, CH3COO–
7. Cho các chất và ion : Na+, Al3+, , HSO4–, , , Cl–, C2H5O–, C6H5O–, Cu2+ theo thuyết Bron–stêt chúng thuộc loại gì ? Vì sao ? Hãy chứng minh bằng ptpư.
8. Dựa vào thuyết Bron–stêt, hãy xếp các chất hoặc ion sau vào cột tương ứng :
NH3, CH3COO–, Zn2+, H2O, NaHCO3, , Fe3+, Ba2+, Zn(OH)2,  , Cr(OH)3
axit bazơ lưỡng tính trung tính
 
 
9. Cho tên các axit, hãy viết công thức phân tử của axit và của gốc axit tương ứng, ghi tên gốc axit đó.
STT Tên axit CTPT axit Gốc axit và tên gốc axit
1 axit sun furic
2 axit clohiđric
3 axit photphoric
4 axit axetic
5 axit sufurơ
10. Giải thích môi trường của các dd sau : HCl, NaOH, NaCl, NH4NO3, K2S, CuCl2.
11. Tính độ điện li của HCN trong dd 0,05M biết Ka= 7. 10–10 
12. Tính hằng số điện li của CH3COOH, biết rằng dd axit 0,1M có    = 1,32%.
13. Lấy 50  ml dd CH3COOH 2M pha loãng với nước thành 1 lít dd X. Nồng độ mol H+ là bao nhiêu trong dd X ? Biết rằng trong 1 ml dd X có 9,03.1020  ion và phân tử axit chưa phân li.
14. Tính thể tích dd HCl 0,2M vừa đủ để trung hoà 200 ml dd Ba(OH)2 0,5M.
15. Trộn a (lit) dd HCl 1M với b (lit) dd HCl 4M thu được dung dịch X có nồng độ HCl 2M. Xác định tỉ số của a/b.
16. Để trung hoà hoàn toàn 500 ml dd hỗn hợp HCl 1M và H2SO4 3M cần bao nhiêu ml dd Ba(OH)2 2,5M ?
17. Để hoà tan a gam nhôm hiđroxit cần vừa đủ 300 ml dd HCl 2M. Nếu cũng hoà tan lượng nhôm hiđroxit đó cần vừa đủ bao nhiêu  ml dd NaOH 2,4M.
18. Tính nồng độ mol của dd HNO3 và NaOH, biết rằng :
– 40 ml dd HNO3 được trung hoà vừa hết bằng 120 ml dd NaOH.
– 40 ml dd HNO3 sau khi tác dụng với 4 gam CuO thì được trung hoà vừa hết bằng 20 ml dd NaOH.
19. Để trung hoà hoàn toàn 200 ml dd hỗn hợp NaOH 1M và KOH 3M cần bao nhiêu ml dd H2SO4 2M. Cô cạn dd sau phản ứng thu được bao nhiêu gam muối khan ?
21. Để trung hoà hoàn toàn 600 ml dd hỗn hợp HCl 2M và H2SO4 1,5M cần bao nhiêu ml dd hỗn hợp Ba(OH)2 2M và KOH 1M ?
II.3. Sự địện li của nước. pH. Chất chỉ thị axit-bazơ
1. Tích số ion của nước là gì và bằng bao nhiêu ở 25oC ?
2. Nồng độ ion H+ như thế nào trong môi trường :
– Axit ?
– Kiềm ?
–Trung tính ?
3. pH và nồng độ mol H+ liên quan với nhau như thế nào ? Cho ví dụ.
4. Cho biết ý nghĩa của giá trị pH.
5. Có 3 dung dịch HCl, NaOH và NaCl đựng trong 3 lọ mất nhãn. Chỉ sử dụng dung dịch phenolphtalein và các dụng cụ thí nghiệm, nêu cách nhận biết các dung dịch đó. Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra.
6. Tính pH của :
a) dd HCl  0,01M
b) dd KOH  0,04M
c) dd H2SO4 0,0005M (coi H2SO4 điện li hoàn toàn)
7. Tính pH và độ điện li của 
a) dd HA 0,1M có Ka = 4,75. 10–5.
b) dd NH3 0,1M có Kb = 1,8. 10–5.
8. Dung dịch A chứa Ba(OH)2 có pH=13, dd B chứa H2SO4 có pH=2. Tính CM của dd A, dd B.
9. Tính pH của dd thu được sau khi trộn 2,75 lít dd Ba(OH)2 có pH= 13 với 2,25 lít dd HCl có pH= 1.
10. Tính pH của dung dịch CH3COOH 0,1M có độ điện li = 1%. 
11. Dung dịch NH3 0,4M có pH= 12, Tính  của chất điện li trong dd.
12. Trộn 500 ml dd BaCl2 0,09M với 500 ml dd H2SO4 0,1M
a) Tính pH của dd sau pư.
b) Tính nồng độ mol mỗi ion trong dd sau pư.
c) Cần bao nhiêu ml dd NaOH 20%, D= 1,2 g/ ml để trung hoà dd sau pư ?
13. Pha loãng 200 ml dd Ba(OH)2 bằng 1,3 lít H2O thu được dd có pH=13. Tính nồng độ mol của dd Ba(OH)2 ban đầu.
14. V lít dd HCl có pH=3.
a) Tính nồng độ các ion H+, OH– của dd.
b) Cần bớt thể tích H2O bằng bao nhiêu V để thu được dd có pH=2.
c) Cần thêm thể tích H2O bằng bao nhiêu V để thu được dd có pH=4.
15. A là dd HCl 0,5M, B là dd NaOH 0,6M. Cần trộn A và B theo tỉ lệ thể tích nào để được dd có  pH bằng 1 ? bằng 13 ?
16. a)  So sánh pH của các dd có cùng CM sau : HCl, CH3COOH, NH4Cl.
       b) So sánh CM của các dd có cùng pH sau : NH3, Ba(OH)2, NaOH. 
II.4. Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li
1. Thế nào là phản ứng trao đổi ? Cho ví dụ.
2. Điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi ion trong dd các chất điện li ?
3. Khi trộn lẫn dd các chất sau, trường hợp nào xảy ra phản ứng ? Viết phương trình phân tử, phương trình ion rút gọn của các phản ứng xảy ra.
1) HCl + NaOH
2) CuSO4 + HNO3 loãng
3) NaHCO3 + NaOH
4) Na2CO3 + BaCl2
5) Fe(OH)3 + H2SO4 loãng 6) NaNO3 + K2CO3
7) Ca(HCO3)2 +HCl
8) Na2S + HCl
9) Fe(OH)2 + NaOH
10) Zn(OH)2 + KOH
4. Viết phương trình phân tử, phương trình ion rút gọn của các phản ứng :
1. Zn + HCl
2. NH4Cl + AgNO3
3. HCOONa + HCl
4. FeO + H2SO4 đặc, nóng
5. AlCl3 + NaOH
6. CaCl2 + Na3PO4
5. Viết phương trình phân tử, phương trình ion rút gọn của các phản ứng xảy ra khi trộn lẫn từng cặp dd các chất sau :
Ba(NO3)2, Na3PO4, MgCl2, Na2CO3, K2SO4.
6. Hoàn thành phương trình ion, phương trình phân tử của những phản ứng sau :
1. H+ + OH–  
2. Fe3+ + OH– 
3. Ca2+ + 
4. Ba2+ + 
5. S2– + H+
7. Các ion nào cùng tồn tại trong một dd
A. Na+, , , ,  Mg2+
B. K+, Al3+,  Fe2+, , Cl–
C. H+, Na+, Mg2+, , Cl–
D. Ba2+, H+, , OH–, S2–
8. Đánh giá gần đúng giá trị pH (>7, =7, <7) của dung dịch các chất sau (đánh dấu * vào cột tương ứng)
STT Dung dịch pH >7 pH = 7 pH < 7
1 NaHSO4
2 AlCl3
3 (CH3COO)2Ba
4 KNO3
5. Na3PO4
 
9. Các dd sau có môi trường gì ? Giải thích ?
NaCl, CH3COOK, NH4NO3, K2S, AlCl3, NaNO2
10. Hoàn thành các phương trình phân tử sau :
a) FeCl3 + K2CO3 + H2O
b) NH4Cl + NaAlO2 + H2O
c) AlCl3 +  NaAlO2 + H2O
d) AlCl3 + K2S + H2O
11. Trong ba dd có các loại ion sau (không trùng lặp  ion trong các dd)
Na+, Ba2+, Mg2+, , , 
Mỗi dd chỉ chứa một cation và một anion. Đó là các dd muối gì ?
12. Phân biệt các dd mất nhãn sau, nếu chỉ dùng quỳ tím : NaOH, HCl, Ba(OH)2, NaNO3, K2SO4.
13. Tự chọn một hoá chất thích hợp để phân biệt các muối :
NH4Cl, (NH4)2SO4, NaNO3, MgCl2, FeCl2, FeCl3, Al(NO3)3.
14. Cho 50 gam CaCO3 tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl  20%. Tính nồng độ phần trăm của dung dịch thu được.
15. Cho 26,6g hỗn hợp KCl và NaCl  hòa tan vào nước để được 50g dung dịch. Cho dung dịch trên tác dụng vừa đủ với dung dịch AgNO3 thu được 57,4g kết tủa. Tính phần trăm khối lượng mỗi muối trong hỗn hợp KCl, NaCl  ban đầu.
16. Hòa tan hoàn toàn 27,4g hỗn hợp gồm M2CO3 và MHCO3 (M là kim loại kiềm) bằng 500ml dung dịch HCl 1M, thấy thoát ra 6,72l CO2 (đktc). Để trung hòa axit dư phải dùng 50ml dung dịch NaOH 2M. Xác định kim loại kiềm.
17. Dung dich A chứa HCl và H2SO4 theo tỉ lệ mol 3 :1. Biết 100 ml dd A trung hoà vừa đủ 50 ml dd NaOH 0,5M.  
a) Tính nồng độ mol của mỗi axit.
b) Tính tổng khối lượng muối thu được sau pư.
c) Hỏi 200 ml dd A trung hoà vừa đủ bao nhiêu ml dd hỗn hợp NaOH 0,2M và Ba(OH)2 0,1M ?
18. Cho 200 ml dd Al2(SO4)3 0,1M tác dụng với 500 ml dd hỗn hợp NaOH 0,1M và Ba(OH)2 0,08M. Tính khối lượng kết tủa.
19. Trộn 3,42g muối sunfat của một kim loại hoá trị 3 với 8g Fe2(SO4)3. Cho hỗn hợp tác dụng vừa đủ với 100ml dung dịch BaCl2 tạo thành 20,97g kết tủa trắng. Tính nồng độ mol của dung dịch BaCl2 và tìm kim loại chưa biết.
20. Dung dịch X có chứa 0,8 mol Cl–, 0,2 mol Ca2+, còn lại là ion Ba2+. Để kết tủa hết cation trong dd X cần ít nhất bao nhiêu lít dd Na2CO3 0,5M ?
III. HƯỚNG DẪN GIẢI – ĐÁP ÁN
I. Chất điện li và sự điện li
6. [Ca2+]= 0,06M, [Na+]= 0,08M, Cl–= 0,2M
7. 0,1 lít dd Ba(OH)2
Vì dd trung hoà về điện nên : a + 2b = c + d.
8. Tính nồng độ ion H+ trong dd HNO3 12,6%, D = 1,12 g/ml :
Giả sử có 1 lít dd HNO3  khối lượng dd bằng 1000. 1,12 = 1120 (g)
 khối lượng HNO3 = 1120. 0,126 = 152,32(g)  số mol HNO3 = 2,24 (mol)
Vậy [H+] = 2,24 (mol/l)
9. [H+] = 0,0142M
10. = 4%
11. Dùng định luật bảo toàn điện tích trong dd : x= 0,4.2 + 0,5.2 = 1,8(M)
12. Dùng định luật bảo toàn điện tích và định luật bảo toàn khối lượng, ta có hệ phương trình :            x + 2y = 0,76
                                   35,5x + 96y + 56.0,2 + 27. 0,12  = 45,92
Giải hệ được x = 0,4 ; y = 0,18
13. Đáp án A. 
II. Axit, bazơ, muối
8. 
axit bazơ lưỡng tính trung tính
Zn2+, Fe3+, NH3, CH3COO– H2O,  NaHCO3, Zn(OH)2,  Cr(OH)3
, Ba2+
 
10. 
– Môi trường axit : HCl, NH4NO3, CuCl2.. Vì trong dd có chứa nhiều ion H+ (nhiều hơn ion OH–)
HCl   H+  + Cl– 
+ H2O   H3O+   +  NH3
Cu2+ + 4H2O   2H3O+   + Cu(OH)2
– Môi trường kiềm : NaOH,  K2S. Vì trong dd có chứa nhiều ion OH– (nhiều hơn ion H+)
NaOH  Na+ + OH–
S2– + H2O  HS– + OH–
– Môi trường trung tính : NaCl vì NaCl không bị thuỷ phân.
11. PT điện li : HCN    H+  + CN–
0,1M
x                       x         x (M)
  ( 0,1–x )               x         x
Ka =  = 7. 10–10     có 0,1– x  0,1 (do chất điện li rất yếu) 
nên x   0,84.10–5 
Vậy ỏ = = 8,4.10–6 
12. PT điện li : CH3COOH    H+  + CH3COO–
                  C(M)
                  ỏC  (M)             ỏC        ỏC (M)
                  C (1– ỏ)             ỏC        ỏC (M)              
Ka =  = 1,74.10–5
13. 1,4M
14. 1 lít.
15. Tỉ lệ a/ b = 2/1.
16. 700 ml.
17. 83,33 ml
18. Gọi x, y lần lượt là nồng độ mol của dd HNO3 và NaOH
Ta có hệ phương trình :      0,04x = 0,12y
                                           0,04x – 0,2 = 0,02y       
Giải hệ ra x = 6M ; y = 2M
19. 200 ml ; 66,4 gam
20. 600 ml
III. Sự địện li của nước. pH. Chất chỉ thị axit-bazơ
6. pH = 1 ; 12,6 ; 3.
7. a) pH = 2,66 ; ỏ = 2,18%
b) pH = 11,13 ; ỏ = 1,34%
8. [Ba(OH)2 ] = 0,05M, [ H2SO4] = 0,005M
9. pH = 12.
10. pH =3
11. 2,5%
12. a) pH = 1
b) [Cl–] = 0,09M ; [SO42–] = 0,005M ; [H+] = 0,1M
c) Thể tích dd NaOH bằng 16,67 ml.
13. 0,375 M.
14. a) Nồng độ [H+] = 10–3 M, [OH–] = 10–11M.
b) Cần bớt thể tích H2O bằng 0,9 V để thu được dd có pH=2.
c) Cần thêm thể tích H2O bằng 9 V để thu được dd có pH=4.
15. – Tỉ lệ trộn thể tích dd A/ B bằng 7/4 được dd có pH = 1.
– Tỉ lệ trộn thể tích dd A/ B bằng 5/6 được dd có pH = 13.
16. a)  So sánh pH của các dd có cùng CM : HCl < CH3COOH < NH4Cl
b) So sánh CM của các dd có cùng pH : NH3 > NaOH > Ba(OH)2.
IV. Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li
3. Trường hợp 1,3,4,5,7,8,10 xảy ra phản ứng.
7. B
8. 
STT Dung dịch pH >7 pH = 7 pH < 7
1 NaHSO4 *
2 AlCl3 *
3 (CH3COO)2Ba *
4 KNO3 *
5. Na3PO4 *
11. Đó là dd của các muối : MgCO3, Na2SO4, Ba(NO3)2 hoặc MgSO4, Na2CO3, Ba(NO3)2.
12. – Nhóm 1 : NaOH, Ba(OH)2 : quỳ chuyển sang màu xanh.
– Nhóm 2 : NaNO3, K2SO4 : quỳ không chuyển màu.
– Nhận được HCl : quỳ chuyển màu đỏ.
– Lấy lần lượt mỗi chất ở nhóm 1 đổ vào một ít mỗi chất ở nhóm 2. Nếu có kết tủa thì nhận ra Ba(OH)2  và K2SO4 còn lại là NaNO3 và  K2SO4.
13. Dùng dd Ba(OH)2 
14. 26,37%
15. 56,12% và 43,88%
16. Na
17. a) 0,05M và 0,15M
b) 125 ml
c) 4,3125 gam.
18. Kết tủa có 0,03 mol Al(OH)3 và 0,04 mol BaSO4. Tổng khối lượng bằng 11,62 gam.
19. 0,9M và Al
20. 0,8 lít.
 
Chương 2. Nhóm nitơ
I. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
1. Nitơ
Kiến thức
Biết được :
- Vị trí trong bảng tuần hoàn, cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố nitơ. 
- Cấu tạo phân tử, tính chất vật lí (trạng thái, màu, mùi, tỉ khối, tính tan), ứng dụng chính, trạng thái tự nhiên, điều chế nitơ trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp.
Hiểu được :
- Phân tử nitơ rất bền do có liên kết ba, nên nitơ khá trơ ở nhiệt độ thường, nhưng hoạt động hơn ở nhiệt độ cao. 
- Tính chất hoá học đặc trưng của nitơ : Tính oxi hoá (tác dụng với kim loại mạnh, với hiđro), ngoài ra nitơ còn có tính khử (tác dụng với oxi). 
Kĩ năng
- Dự đoán tính chất và kết luận về tính chất hoá học của nitơ.
- Viết các phương trình hoá học minh hoạ tính chất hoá học của nitơ.
- Tính thể tích khí nitơ ở điều kiện tiêu chuẩn trong phản ứng hoá học ; Tính thành phần phần trăm về thể tích nitơ trong hỗn hợp khí.
2. Amoniac
Kiến thức
Biết được :
- Cấu tạo phân tử, tính chất vật lí (tính tan, tỉ khối, màu, mùi), ứng dụng chính, cách điều chế amoniac trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp.
Hiểu được :
- Tính chất hoá học của amoniac : Tính bazơ yếu (tác dụng với nước, dung dịch muối, axit) và tính khử (tác dụng với oxi, clo).
Kĩ năng
- Dự đoán tính chất hoá học, kiểm tra bằng thí nghiệm và kết luận được tính chất hoá học của amoniac.
- Quan sát thí nghiệm hoặc hình ảnh..., rút ra được nhận xét về tính chất vật lí và hoá học của amoniac. 
- Viết các phương trình hoá học dạng phân tử và ion rút gọn.
- Phân biệt amoniac với một số khí đã biết bằng phương pháp hoá học.
- Tính thể tích khí amoniac sản xuất được ở điều kiện tiêu chuẩn theo hiệu suất phản ứng.
3. Muối amoni
Kiến thức
Biết được :
- Tính chất vật lí (trạng thái, màu sắc, tính tan).
- Tính chất hoá học (phản ứng với dung dịch kiềm, phản ứng nhiệt phân) và ứng dụng 
Kĩ năng
- Quan sát thí nghiệm, rút ra được nhận xét về tính chất của muối amoni.
- Viết các phương trình hoá học dạng phân tử, ion rút gọn minh hoạ cho tính chất hoá học của amoniac.
- Phân biệt muối amoni với một số muối khác bằng phương pháp hoá học.
- Tính thành phần phần trăm về khối lượng của muối amoni trong hỗn hợp.
4. Axit nitric
Kiến thức
Biết được : Cấu tạo phân tử, tính chất vật lí (trạng thái, màu sắc, khối lượng riêng, tính tan), ứng dụng, cách điều chế HNO3 trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp (từ amoniac).
Hiểu được :
- HNO3 là một trong những axit mạnh nhất.
- HNO3 là chất oxi hoá rất mạnh : Oxi hoá hầu hết kim loại, một số phi kim, nhiều hợp chất vô cơ và hữu cơ.
Kĩ năng
- Dự đoán tính chất hoá học, kiểm tra dự đoán bằng thí nghiệm và rút ra kết luận.
- Quan sát thí nghiệm, hình ảnh..., rút ra được nhận xét về tính chất của HNO3. 
- Viết các phương trình hoá học dạng phân tử, ion rút gọn minh hoạ tính chất hoá học của HNO3 đặc và loãng. 
- Tính thành phần phần trăm về khối lượng của hỗn hợp kim loại tác dụng với HNO3.
5. Muối nitrat
Kiến thức
Biết được : 
- Phản ứng đặc trưng của ion  với Cu trong môi trường axit. 
- Cách nhận biết ion  bằng phương pháp hoá học. 
 Chu trình của nitơ trong tự nhiên.
Kĩ năng
- Quan sát thí nghiệm, rút ra được nhận xét về tính chất của muối nitrat.
- Viết được các phương trình hoá học dạng phân tử và ion thu gọn minh hoạ cho tính chất hoá học của muối nitrat.
- Tính thành phần phần trăm về khối lượng muối nitrat trong hỗn hợp ; nồng độ hoặc thể tích dung dịch muối nitrat tham gia hoặc tạo thành trong phản ứng.
6. Photpho
Kiến thức
Biết được :
- Vị trí trong bảng tuần hoàn, cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố photpho.
- Các dạng thù hình, tính chất vật lí (trạng thái, màu sắc, khối lượng riêng, tính tan, độc tính), ứng dụng, trạng thái tự nhiên và điều chế photpho trong công nghiệp.
Hiểu được : 
- Tính chất hoá học cơ bản của photpho là tính oxi hoá(tác dụng với kim loại Na, Ca...) và tính khử(tác dụng với O2, Cl2).
Kĩ năng
- Dự đoán, kiểm tra bằng thí nghiệm và kết luận về tính chất của photpho.
- Quan sát thí nghiệm, hình ảnh..., rút ra nhận xét về tính chất của photpho.
- Viết được phương trình hoá học minh hoạ.
- Sử dụng photpho hiệu quả và an toàn trong phòng thí nghiệm và trong thực tế.
7. Axit photphoric. Muối photphat
Kiến thức
Biết được : 
- Cấu tạo phân tử, tính chất vật lí (trạng thái, màu sắc, tính tan), ứng dụng, cách điều chế H3PO4 trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp.
- Tính chất của muối photphat (tính tan, tác dụng với axit, phản ứng với dung dịch muối khác), ứng dụng.
Hiểu được: H3PO4 là axit trung bình, axit ba nấc.
Kĩ năng
- Viết các phương trình hoá học dạng phân tử hoặc ion rút gọn minh hoạ tính chất của axit H3PO4 và muối photphat.
- Nhận biết axit H3PO4 và muối photphat bằng phương pháp hoá học.
- Tính khối lượng H3PO4 sản xuất được, thành phần phần trăm về khối lượng của muối photphat trong hỗn hợp.
8. Phân bón hoá học
Kiến thức
Biết được : 
- Khái niệm phân bón hoá học và phân loại.
- Tính chất, ứng dụng, điều chế phân đạm, lân, kali, NPK và vi lượng.
Kĩ năng
- Quan sát mẫu vật, làm thí nghiệm nhận biết một số phân bón hoá học. 
- Sử dụng an toàn, hiệu quả một số phân bón hoá học.
- Tính khối lượng phân bón cần thiết để cung cấp một lượng nguyên tố dinh dưỡng nhất định.
II. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
1. Xác định số oxi hóa của nitơ trong các phân tử và ion sau : N2, NO, , NH3, , N2O, HNO3, , NO2, HNO2, NH4NO3.
2.  Nitơ là nguyên tố phi kim có độ âm điện tương đối lớn. Tại sao ở nhiệt độ thường nitơ lại kém hoạt động hóa học ?
3. Trong phòng thí nghiệm, N2 được điều chế bằng phương pháp nào ? Trong công nghiệp có sử dụng phương pháp đó không ? Vì sao ? Trong công nghiệp điều chế nitơ bằng cách nào ?
4. Tính chất hoá học cơ bản của nitơ ? Viết phương trình hoá học minh hoạ.
5. Tính chất vật lí của nitơ, amoniac ?
7. Tính chất hoá học cơ bản của amoniac ? Viết phương trình hoá học minh hoạ.
8. Nguyên  liệu để tổng hợp amoniac trong công nghiệp ? Dùng những biện pháp gì để thu được nhiều NH3 ?
9. Viết phương trình hoá học của các phản ứng nhiệt phân các muối : NH4Cl, NH4NO2, NH4HCO3, NH4NO3, (NH4)2CO3.
10. Hoàn thành các phương trình hoá học sau. Cho biết phản ứng nào HNO3 thể hiện tính axit ? phản ứng nào HNO3 thể hiện tính oxi hoá mạnh ?
1) HNO3 + NaOH                                    2) HNO3 loãng + CuO
3) HNO3 đặc, nóng + Mg                         4) HNO3 loãng + FeCO3
5) HNO3 đặc, nóng + S                            6) HNO3đặc, nóng + Fe(OH)2 
11. Viết phương trình hoá học của phản ứng nhiệt phân các chất : NaNO3, Cu(NO3)2, Fe(NO3)2, Hg(NO3)2.
12. Tại sao photpho trắng hoạt động hoá học mạnh hơn photpho đỏ, tại sao photpho hoạt động hơn nitơ ở điều kiện thường ?
13. Tính chất hoá học cơ bản của photpho ? Viết phương trình hoá học minh hoạ.
14. Nêu phương pháp điều chế photpho trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp.
15. Nêu ứng dụng của nitơ, photpho, axit nitric, axit photphoric.
16. Viết các phương trình hoá học có thể có của axit photphoric với NaOH trong dung dịch. Cho biết khi nào (mối liên hệ giữa số mol NaOH và số mol H3PO4) thì tạo ra mỗi sản phẩm đó.
17. Hãy nêu một số loại phân bón hoá học. Nêu một số tác dụng và cách điều chế.
18. Hãy kể các lĩnh vực của công nghiệp silicat.
20. Viết phương trình hoá học thể hiện dãy chuyển hoá (ghi đầy đủ điều kiện).
a)    
b) 
 
  
c) 
            
21. Cho các chất, hãy lập sơ đồ chuyển hoá giữa các chất và viết các phương trình hoá học.
a) HNO3, K2CO3, NO, KNO3, NO2, NH3.
b) Ca3(PO4)3, P, Ca(H2PO4)2, H3PO4, P2O5.
22. Phân biệt các khí đựng riêng biệt trong các bình khác nhau : 
a) N2, NH3, CO2, NO.
b) NH3, SO2, H2, O2, N2, Cl2.
23. Phân biệt các chất rắn trong các bình khác nhau :
a) P2O5, N2O5, NaNO3, NH4Cl.
b) NH4NO3, NH4Cl, (NH4)2SO4, NaNO3
24. Phân biệt các chất trong  dd trong các bình khác nhau :
a) HCl, HNO3, H2SO4, H3PO4.
b) Na3PO4, NH3, NaOH, NH4NO3, HNO3. 
25. a) Chỉ dùng thêm quỳ tím, nhận biết các dd sau đựng trong các bình riêng biệt mất nhãn : 
Ba(OH)2, H2SO4, NH4Cl, (NH4)2SO4, NH3.
b) Chỉ dùng một thuốc thử, nhận biết các dd sau đựng trong các bình riêng biết mất nhãn : 
NH4NO3, (NH4)2SO4, NaNO3, Fe(NO3)3.
26. Bằng phương pháp hoá học chứng minh sự có mặt của các ion trong dd chứa 2 muối : amoni sunfat và nhôm nitrat.
27. a) Nêu nguyên tắc làm khô một khí.
b) Cho các chất : NaOH(rắn), CaO, P2O5, dd H2SO4 đặc.  Dùng chất nào để làm khô mỗi khí sau : CO2, NH3, Cl2, H2S, N2 ?
28. Tinh chế N2 khi bị lẫn CO2, H2S.
29. a)Tách từng chất khỏi hỗn hợp khí : N2, NH3, CO2.
b) Tách từng chất khỏi hỗn hợp rắn : NH4Cl, NaCl, MgCl2.
30. Hỗn hợp khí H2 và N2 có thể tích bằng nhau. Đun nóng hỗn hợp, chỉ có 25% N2 phản ứng. Tính phần trăm thể tích mỗi khí trong hỗn hợp thu được sau phản ứng.
31. Trộn 6 lít NO với 20 lít không khí. Tính thể tích NO2 tạo thành và thể tích hỗn hợp khí sau phản ứng, biết không khí có gần đúng 20% thể tích oxi còn lại là N2. Các thể tích khí đo trong cùng điều kiện.
32. Trộn 8 lít H2 với 3 lít N2 rồi đun nóng với chất xúc tác bột sắt. Sau phản ừng thu được 9 lít hỗn hợp khí. Tính hiệu suất phản ứng (các thể tích khí đo trong cùng điều kiện).
33. Cho từ từ V lít khí NH3 (ở đktc) vào 200 ml dd Al2(SO4)3 đến khi được kết tủa lớn nhất. Lọc kết tủa. Để hoà tan lượng kết tủa này cần vừa đủ 500 ml dd NaOH 3M. 
a) Viết phương trình phân tử và ion rút gọn của các phản ứng.
b) Tính nồng độ mol của dd Al2(SO4)3 và tính V ?
34. Hoà tan 3 gam hỗn hợp Cu và Ag trong dd HNO3 loãng, dư tạo V lít NO (đktc). Cô cạn dd thu được 7,34 gam hỗn hợp 2 muối khan.
a) Tính khối lượng mối kim loại.
b) Tính thể tích NO tạo thành.
c) Để cho hàm lượng Cu trong hỗn hợp ban đầu là 80%, ta phải cho thêm bao nhiêu gam Cu nữa vào hỗn hợp ?
35. Cho Mg phản ứng với dung dịch HNO3 loãng, dư, thu được dung dịch A và hỗn hợp khí X gồm : NO, N2O. Cho dung dịch A phản ứng với dung dịch NaOH dư thu được khí làm xanh giấy quỳ tím tẩm ướt và một chất kết tủa. Viết các phương trình hóa học dạng phân tử và ion rút gọn trong thí nghiệm trên. 
36. Cho m (g) hỗn hợp A gồm Al, Fe phản ứng hoàn toàn với dung dịch HNO3 lấy dư, thu được dung dịch B và 11,2 lít khí NO duy nhất (đktc). Cho dd B tác dụng với dd NH3 đến dư thu được 41,9 gam kết tủa. Tính m và % khối lượng mỗi kim loại có trong A. 
37. Hoà tan hết 14,4g hỗn hợp Fe và Mg trong HNO3 loãng dư thu được dung dịch A và 2,352 lít (đktc) hỗn hợp 2 khí N2 và N2O có khối lượng 3,74g.
a) Tính % theo khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp.
b) Tính số mol HNO3 ban đầu, biết lượng HNO3 dư 10% so với lượng cần thiết.
38. Nung nóng 4,43 gam hỗn hợp NaNO3 và Cu(NO3)2 đến phản ứng hoàn toàn thu được khí A có tỉ khối so với H2 bằng 19,5.
a) Tính thể tích khí A ở đktc.
b) Tính khối lượng mỗi muối trong hỗn hợp ban đầu.
c) Cho khí A hấp thụ vào 198,92 ml nước thu được dd B và còn lại khí C bay ra. Tính nồng độ phần trăm của dd B và thể tích khí C ở đktc.
39. Nung nóng 18,8  gam Cu(NO3)2 thu được 12,32 gam chất rắn. Tính hiệu suất của phản ứng.
40. Nung 302,5g muối Fe(NO3)3  một thời gian rồi ngừng lại và để nguội. Chất rắn X còn lại có khối lượng là 221,5g.
a) Tính khối lượng của muối đã phân huỷ.
b) Tính thể tích các khí thoát ra (đktc).
c) Tính tỉ lệ số mol của muối và oxit có trong chất rắn X.
41. Đốt cháy hoàn toàn 46,5 kg photpho trong oxi dư.
a) Hòa tan sản phẩm vào một lượng nước vừa đủ để điều chế dd H3PO4 5M. Tính thể tích dd thu được.
b) Hòa tan sản phẩm vào 300 kg nước. Tính nồng độ phần trăm của dd H3PO4 thu được.
42. Cần lấy bao nhiêu tấn quặng photphorit có chứa 60% khối lượng Ca3(PO4)2 để điều chế được 150 kg photpho, biết rằng lượng photpho hao hụt trong quá trình sản xuất là 4%.
43. Đốt cháy hoàn toàn 6,8 gam một hợp chất của photpho thu được 14,2 gam P2O5 và 5,4 gam H2O. Cho các sản phẩm thu được vào 50 g dd NaOH 32%. 
a) Tìm công thức phân tử của hợp chất.
b) Tính nồng độ phần trăm dd muối thu được.
44. Đổ dd chứa 23,52 g H3PO4 vào dd chứa 12 g NaOH. Tính khối lượng mỗi chất tan trong dd sau phản ứng.
45. Phân đạm amoni clorua thường chỉ có 23% khối lượng nitơ.
a) Tính khối lượng phân bón đủ để cung cấp 40 kg nitơ.
b) Tính hàm lượng phần trăm amoni clorua trong phân đạm đó.
46. Phân kali clorua thường chỉ có 50% khối lượng K2O. Tính hàm lượng kali clorua trong phân kali đó.
47. Phân supephotphat kép thực tế thường chỉ có 40% khối lượng P2O5. Tính hàm lượng phần trăm canxi đihiđro photphat  trong phân lân đó.
48. Cho 11,2 m3 NH3 (đktc) tác dụng với 39,2 kg H3PO4. Tính thành phần khối lượng của amophot thu được trong hỗn hợp thu được sau phản ứng.
49. Từ không khí, nước, muối ăn và các thiết bị, dụng cụ cần thiết, nêu cách điều chế các chất sau. 
HNO3, NH4NO3, NaNO3. 
Viết đầy đủ các phương trình hoá học.
50. Từ quặng pirit chứa chủ yếu FeS2, quặng photphorit chứa chủ yếu Ca3(PO4)2 và các thiết bị, dụng cụ cần thiết, nêu cách điều chế các chất sau : Viết đầy đủ các phương trình hoá học.        
Axit photphoric, supephotphat đơn, supephotphat kép.
III. HƯỚNG DẪN GIẢI – ĐÁP ÁN
26.
Tải file đính kèm: Tại đây:

Tin cùng chuyên mục